Recent Post

Chế Độ Ăn Uống Cho Người Béo Phì, Thừa Cân

Thông thường béo phìthừa cân là do lượng calo ăn vào vượt quá lượng calo tiêu thụ. Theo đông y nguyên nhân béo phìthừa cân là do:

Tham khảo thêm các thông tin về bệnh cao huyết áp tại FAZ.com.vn

1. Dương hư: thường là do yếu tố di truyền thận dương yếu, hoặc khi có tuổi thận dương suy, người lạnh, sợ lạnh, năng lượng tiêu tốn ít, dư thừa đọng lại thành mỡ.

2. Đờm thấp, thấp nhiệt: phát sinh do ăn quá nhiều đồ béo ngọt, năng lượng dư thừa không tiêu thụ hết tích lại thành béo phì.

3. Can uất: .Do tinh thần không thoải mái, bị stress, căng thẳng, uất ức làm cho can uất, can uất dẫn đến khí huyết ứ trệ, không thông đình trệ lại gây béo phì..

Ngoài việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cần tuân thủ theo một chế độ ăn và tập luyện nghiêm ngặt.


Chế độ ăn cho người béo phì:

Hãy ăn ít năng lượng hơn trước bằng cách trước mỗi bữa ăn uống một cốc nước, ăn một bát canh rau, hoặc ăn một đĩa rau luộc... để tạo cảm giác no, làm giảm bớt lượng thức ăn khác. Không nên "tiếc của" ăn cố mà nên thực hiện khẩu hiệu "thà lãng phí còn hơn béo phì".

Nên ăn thịt nạc, cá, tôm, cua, đậu phụ, hạn chế óc, thận, tim, gan, lòng đỏ trứng vì những thức ăn này chứa nhiều cholesterol và chất béo khác. Khi chế biến thức ăn nên chế biến dưới dạng luộc, hấp, hạn chế xào, rán để giảm lượng dầu mỡ vì ăn nhiều dầu thực vật cũng vẫn bị béo. Nên ăn nhiều vào bữa sáng, giảm về trưa, ăn hạn chế về buổi tối, nên ăn đều đặn không nên bỏ bữa.

Nên uống nước sôi để nguội, nước trà xanh, nước rau luộc, nước quả tươi không đường, sữa đậu nành không đường, sữa bột tách bơ không đường, hạn chế rượu, bia, nước ngọt. Nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.

Tăng cường rau xanh trong mỗi bữa ăn, ăn quả chín ở mức vừa phải không quá 500g/ngày, chọn loại quả ít ngọt, khi ăn nên ăn cả quả hạn chế vắt nước các loại quả như cam, quýt vì ăn cả quả cung cấp nhiều chất xơ có tác dụng kéo chất mỡ dư thừa ra ngoài qua phân, chống táo bón.

Hạn chế ăn tiệm và hàng quán, bớt dự tiệc chiêu đãi, liên hoan nếu có thể từ chối được. Chế độ ăn cho người béo phì tuy giảm năng lượng nhưng vẫn phải đảm bảo đủ chất đạm, vitamin và muối khoáng, vì vậy khi nấu ăn bạn phải biết chọn các loại thực phẩm đảm bảo yêu cầu trên. Những loại thực phẩm nên dùng.

- Nhóm cung cấp chất đạm: nên ăn thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, cá nạc, tôm, cua, đậu phụ, lòng trắng trứng.

- Nhóm cung cấp chất béo: nên ăn dầu thực vật ở mức vừa phải

- Nhóm cung cấp năng lượng: nên ăn số lượng vừa phải, tăng cường ăn các loại còn nguyên hạt: gạo, ngô, khoai, tuy nhiên để giảm bớt năng lượng có thể ăn các loại đã chế biến như: bún, bánh phở,miến, bánh đa.

- Nhóm cung cấp vitamin và chất khoáng: các loại rau xanh như: rau cần, bắp cải, các loại rau cải, bí xanh, su hào, rau muống, rau đay, rau dền, các loại quả ít ngọt: dưa hấu, thanh long, cam quýt, mận, lê, táo, nho ta, dưa chuột (dưa leo).

Những loại thực phẩm nên hạn chế:

- Mỡ động vật, thịt mỡ, bơ, pho mát, lòng đỏ trứng, phủ tạng động vật: tim, gan, thận, óc, dạ dày, tràng.

- Nước giải khát có đường, các loại kẹo, bánh ngọt.

- Các loại sữa bột nguyên kem, sữa đặc có đường

- Các loại hoa quả quá ngọt: chuối, mít, na, xoài, vải, nhãn. 

Thừa Cân Và Những Hệ Quả Đáng Tiếc Cho Trẻ

Những con số về tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ em hiện nay đang gia tăng dần đều. Trung bình cứ mười trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ, cứ 4 trẻ học tiểu học thì có 1 trẻ bị thừa cân, béo phì... Chắc chắn những con số này sẽ còn tiếp tục... leo thang, bất chấp những khó khăn về kinh tế hay nhận thức về sức khỏe, vì đây là xu hướng chung của những xã hội phát triển.

Làm sao để biết trẻ có nguy cơ thừa cân béo phì

Đánh giá thua can tức nhiên phải... nhờ đến cái cân Trẻ ở mỗi độ tuổi có một mức tăng cân phù hợp, trung bình là 800-1000g/tháng ở trẻ dưới 6 tháng, 400-600g/tháng ở trẻ 6-12 tháng, 300-500g/tháng ở trẻ 1-2 tuổi, và sau đó mỗi năm trung bình 2kg. Tốt nhất là nên cân trẻ hàng tháng để cảnh giác ngay khi trẻ tăng cân nhanh trong 3-5 tháng liên tục, đừng chờ đến khi trẻ đã béo phì thật sự và thói quen ăn uống đã định hình mới can thiệp, lúc đó thì... khổ cả nhà, mà người khổ nhất là chính trẻ


Tại sao trẻ bị thừa cân béo phì?

Trên 90% trường hợp là do ăn uống dư thừa và vận động không đủ, chỉ có không đến 10% là do di truyền và bệnh lý.

Ngay cả những trẻ có cha mẹ cũng bị béo phì thì nguyên nhân cũng thường là do cách ăn uống và sinh hoạt của cả gia đình tương tự nhau. Cần cảnh giác khi trẻ có các thói quen và hành vi sau :

- Thích các món ăn cao năng lượng : Thức ăn chiên, quay, fastfood, thức ăn ngọt, bột đặc như xôi, bánh mì, mì xào...

- Ít hoạt động thể lực : Không thích đi tập thể dục, ít chạy nhảy, vận động, thích chơi game, xem tivi, đọc sách... Những trẻ đi học về rồi đi học nữa trước khi về nhà học bài có thể là ứng cử viên nặng ký của thừa cân, béo phì.

Béo phì, thừa cân để lại nhiều hệ quả đáng tiếc cho trẻ

Những hệ quả của thừa cân béo phì

Về thể chất: Trẻ bị tăng các nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, sỏi thận, sỏi mật, rối loạn chuyển hoá lipid, các bệnh lý về xương như viêm khớp, cột sống, các biến dạng ở chân, bệnh lý da nhiễm trùng..

Về tâm lý: Trẻ bị bạn bè cùng trang lứa trêu chọc, trở nên dễ tự ti, cô độc thậm chí có hiện tượng thoái lùi về tâm lý, coi thường bản thân mình. Thường các tổn thương tâm lý này kéo dài đến khi trẻ trưởng thành.

Về xã hội: Trẻ béo phì thường thụ động, ít hoạt động, khó hòa nhập và ít thành đạt trong tương lai hơn cả về sự nghiệp lẫn cuộc sống riêng tư.

Nguyên tắc điều trị béo phì

Phải ăn vào ít hơn và vận động nhiều hơn.

Dinh dưỡng

- Cho trẻ ăn đủ bữa và không để trẻ đói

- Chọn thức ăn ít năng lượng nhưng đủ vi chất : trái cây, rau, sữa không béo, bột thô (miến), cá, đậu đỗ...

- Không bỏ sữa khỏi khẩu phần : cái cần giảm là chất bột và chất béo, không phải sữa

Vận động

- Tập nếp sống năng động, cho trẻ tham gia việc nhà.

- Tập 1-2 môn thể thao mà trẻ thích. Nên cho trẻ tập nhiều môn để đảm bảo ngày nào trẻ cũng có giờ tập luyện tích cực.

Trẻ Bị Tiểu Đường Nên Ăn Gì?

Hiện nay, số trẻ em bị tiểu đường ngày càng gia tăng do nhiều nguyên nhân như di truyền, dinh dưỡng không hợp lý cùng với việc lười vận động khiến trẻ béo phì

Điều trị cho trẻ bị tiểu đường là không hề đơn giản vì bản thân trẻ chưa thể ý thức được tác hại của bệnh tiểu đường. Với vấn đề này, sự theo dõi sát sao của các bật cha mẹ là hết sức quan trọng. Theo các nhà chuyên môn, để hạn chế bệnh tiểu đường ở trẻ, cách tốt nhất là có một chế độ uống ăn hợp lý, vừa phải bao gồm nhiều chất xơ, ít chất béo và tăng cường vận động cho trẻ.

Trẻ bị tiểu đường
Chế độ ăn uống hợp lý là điều tối quan trọng ở trẻ bị tiểu đường

Tuy nhiên, các bật cha mẹ phải thật sự chu đáo trong việc ăn uống của trẻ bị tiểu đường, không được ăn quá nhiều nhưng cũng không thể kiêng cử quá mức sẽ làm trẻ bị suy dinh dưỡng.

Trẻ bị tiểu đường cần hạn chế ăn ngọt, uống nước có ga, các loại quả ngọt sấy khô, các đồ chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, ăn các đồ rán, xào. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm quá mặn, các loại đồ ăn đông lạnh, không cho trẻ em dùng những thức ăn có chứa chất màu tổng hợp và đặc biệt không để trẻ dùng thức uống của người lớn và ăn quá thừa chất dinh dưỡng dẫn đến béo phì. Những thực phẩm cần cho trẻ ăn là ngũ cốc nguyên hạt như ngô, khoai, các loại rau, quả chín như rau bí, muống, quả cam, táo, lê… các thực phẩm có chứa nhiều vitamin, chất sắt, acid folic.

Bên cạnh việc ăn uống, vận động, các bậc phụ huynh lưu ý tới việc kiểm tra thường xuyên nồng độ đường trong máu của trẻ sẽ có giải pháp thích hợp.

www.FAZ.com.vn

Bệnh Gan Nhiễm Mỡ Có Được Uống Sữa


Bệnh gan nhiễm mỡ chủ yếu do uống rượu, bia thái quá, do virut, nhiễm các độc chất... và đặc biệt là do rối loạn chuyển hóa. Song song với việc sử dụng các loại thuốc điều trị của bác sĩ, bệnh nhân gan nhiễm mỡ cần quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo đẩy lùi căn bệnh một cách nhanh nhất, hạn chế những tác hại xấu đến lá gan.

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ nên dùng nhiều các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây, rau quả, thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt và các chất béo lành mạnh - có trong các loại hạt, trong cá và dầu ô liu.

Bệnh nhân gan nhiễm mỡ có thể uống sữa đã tách kem
Bệnh nhận gan nhiễm mỡ nên uống các loại sữa đã tách kem, ít béo
Các loại sữa đã tách kem chứa ít chất béo hoặc không có chất béo giúp giảm lượng chất béo bão hòa, trong khi vẫn cung cấp cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ các khoáng chất quan trọng như canxi, phốt pho, magiê và kali, giúp bạn cải thiện chế độ ăn uống của mình, giảm cân và kiểm soát calo.

Vì vậy, bệnh nhân gan nhiễm mỡ vẫn có thể uống sữa nhưng cần sử dụng các sản phẩm sữa không có chất béo hoặc có hàm lượng chất béo thấp hơn. Cần hạn chế những loại thức ăn nhiều dầu, mỡ, gan động vật, lòng đỏ trứng, bơ, các đồ ăn cay, nóng...

Đặc biệt, người bị gan nhiệm mỡ không được uống các chất kích thích như rượu, bia, ca phê...
Muốn kiểm soát bệnh gan nhiễm mỡ một cách tốt nhất, bạn cần có sự tư vấn cặn kẽ của các bác sĩ và khám bệnh định kỳ để điều chỉnh chế độ ăn, dùng thuốc và tập luyện.


www.FAZ.com.vn

Người Gầy Cũng Bị Gan Nhiễm Mỡ

Quan niệm của đa số người là bệnh gan nhiễm mỡ chỉ xảy ra ở những người béo phìthừa cân. Thật sự béo phìthừa cân chỉ là nguyên nhân thường gặp của gan nhiễm mỡ. Những người có thể trọng bình thường hay thậm chí là gầy gòm vẫn hoàn toàn có khả năng bị gan nhiễm mỡ. Có thể liệt kê một số nguyên nhân làm gan nhiễm mỡ theo thứ tự ưu tiên như sau:

Cá nguyên nhân của gan nhiễm mỡ
Bệnh gan nhiễm mỡ do nhiều nguyên nhân khác nhau

- Đứng đầu sẽ là những người thường uống rượu bia vì 90% người uống rượu bia sẽ bị gan nhiễm mỡ.

- Những người béo phì, thừa cân và những người bị rối loạn mỡ máu.

- Những người mắc bệnh tiểu đường.

- Các hội chứng chuyển hóa như: cao huyết áp, thừa cân, tăng triglycerit mỡ máu, giảm các loại mỡ máu tốt như HDL-C, vòng eo to.

- Viêm gan siêu vi mãn tính: viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C.

- Dùng các thuốc không tốt cho gan. Cần chú ý là dùng quá liều các vitamin tan trong dầu, nhất là vitamin A, có thể gây nên gan nhiễm mỡ. Các loại thuốc có chứa coticoid cũng sẽ gây tích tụ mỡ ở bụng và gan làm gan nhiễm mỡ.

- Những người gầy, suy dinh dưỡng.

- Thiếu chất đạm trong chế độ ăn (chất đạm cung cấp các acid amin để vận chuyển mỡ ra khỏi gan).

- Việc giảm cân quá nhanh nhất là ở phụ nữ (trên 1kg/tuần).

- Nuôi ăn bằng đường truyền tĩnh mạch liên tục kéo dài.

Đa phần những người bị gan nhiễm mỡ không có triệu chứng vì tình trạng lắng đọng mỡ tại gan xảy ra từ từ nên bệnh nhân hầu như không cảm nhận được. Trên thực tế ngồi phòng khám, chúng tôi nhận thấy hơn 2/3 trường hợp gan nhiễm mỡ được phát hiện khi khám sức khỏe định kỳ hoặc khi khám bệnh vì một bệnh lý khác.

Biểu hiện nếu có của gan nhiễm mỡ và thường gặp nhất là mệt mỏi, tức nặng vùng dưới bờ sườn bên phải và có thể làm gan to ra. Gan nhiễm mỡ cũng có thể gây tình trạng vàng da, buồn nôn và nôn, chán ăn nhưng rất ít khi xảy ra.

Xét nghiệm để chẩn đoán thường dùng là siêu âm bụng và xét nghiệm máu để đánh giá men gan, chức năng gan và một số xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân.

Gan nhiễm mỡ hoàn toàn có thể điều trị được nếu biết nguyên nhân và cần kiên nhẫn vì quá trình hồi phục của gan có thể kéo dài, có khi cần đến 1-2 năm. Bệnh không quá nguy hiểm trừ trường hợp gan nhiễm mỡ do uống rượu bia.

www.FAZ.com.vn

Follow us on Facebook

CÔNG TY DƯỢC PHẨM ECO
Địa chỉ: 148 Hoàng Hoa Thám, P. 12, Q. Tân Bình, Tp. HCM
Điện thoại: +84 8 62936 630 - Fax: +84 8 62937 051
Email: tuvanykhoa@faz.com.vn
Website: www.faz.com.vn
 
Support : Copyright © 2013. Blog Béo Phì - Thừa Cân - All Rights Reserved